Ngữ pháp về các trường hợp đặc biệt của câu bị động trong tiếng Anh - Anh ngữ BIS <

[NGỮ PHÁP TIẾNG ANH] CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT CỦA CÂU BỊ ĐỘNG

Câu bị động được sử dụng khi ta muốn nhấn mạnh vào hành động trong câu. Khi học tiếng Anh, bạn sẽ thường xuyên gặp loại câu này khi làm bài tập, các bài thi, bài kiểm tra. Ngoài cấu trúc chung cho câu bị động trong tiếng Anh, bạn cần phải biết về các trường hợp đặc biệt khác.

Sau đây sẽ là tổng hợp những trường hợp đặc biệt của câu bị động trong tiếng Anh mà bất cứ người học nào cũng cần biết.

1. Bị động 2 tân ngữ

Công thức của câu chủ động có 2 tân ngữ: S + V + Oi + Od

Trong đó: Oi là tân ngữ gián tiếp. Od là tân ngữ trực tiếp.

Với dạng câu tiếng Anh này, bạn có thể chuyển sang câu bị động bằng 2 cách sau:

* Cách 1: Chuyển tân ngữ gián tiếp (Oi) thành chủ ngữ câu bị động

Công thức: Oi + be + P2( of V) + Od

* Cách 2: Chuyển tân ngữ trực tiếp (Od) thành chủ ngữ câu bị động

Công thức: Od + be + P2( of V) + to Oi

Lưu ý:  Riêng với động từ “buy” thì giới từ sử dụng trong cách 2 là “for” thay vì dùng “to”.

* Ví dụ minh họa:

Câu chủ động với 2 tân ngữ: My friend gave me a present on my birthday.

Câu bị động:

Cách 1: I was given a present on my birthday by my friend.

Cách 2: A present was given to me by my friend on my birthday.

2. Bị động của cấu trúc chủ ngữ giả “It” 

* Cấu trúc chủ ngữ giả “It”: It + be + adj + for sb + to do st

* Khi chuyển dạng cấu trúc này sang bị động, các bạn sẽ sử dụng công thức sau: It + be + adj + for st + to be done

* Ví dụ minh họa:

Câu chủ động: It is difficult for me to finish this test in one hour

Câu bị động: It is difficult for this test to be finished in one hour.

3. Dạng bị động của các động từ đặc biệt

Các động từ đặc biệt bao gồm: suggest, require, request, order, demand, insist(on), recommend

* Công thức câu chủ động với các động từ trên:

S + suggest/ recommend/ order/ require… + that + clause. ( trong đó clause = S + Vinf + O)

Công thức chuyển sang bị động:

It + was/ will be/ has been/ is… + P2 (of 7 verbs) + that + st + be + P2.

* Lưu ý: “be” là không đổi khi chuyển sang câu bị động vì động từ trong mệnh đề (clause) ở câu chủ động ở dạng V-inf)

* Ví dụ minh họa:

Câu chủ động: He suggested that she buy a new car.

Câu bị động: It was suggessted that a new car be bought.

4. Bị động của cấu trúc “Nhờ ai đó làm gì” 

* Trong tiếng Anh, nếu bạn muốn nhờ ai đó làm gì, bạn có thể sử dụng 1 trong 2 cấu trúc sau:

have + sb + V hoặc get + sb + to V

* Khi chuyển 2 cấu trúc trên sang bị động, cấu trúc sẽ như sau:

have + st + P2 hoặc get + st + P2

* Ví dụ minh họa:

Cách 1: I have my father repair my bike

Câu bị động: I have my bike repaired by my father.

Cách 2: I get my father to wash my car

Câu bị động: I get my car washed by my father

5. Bị động của động từ theo sau là V-ing 

Các động từ theo sau là V-ing thường gặp khi học tiếng Anh bao gồm: love, like, dislike, enjoy, fancy, hate, imagine, regret, mind, admit, involve, deny, avoid…

* Cấu trúc câu chủ động: S + V + sb + V-ing

* Công thức chuyển sang câu bị động: S + V + sb/st + being + P2

* Ví dụ minh họa:

Câu chủ động: I like you wearing this dress.

Câu bị động: I like this dress being worn by you.

6. Bị động của 2 động từ tiếng Anh: Make và Let

a. Với động từ MAKE

* Công thức câu chủ động: S + make + sb+ V-inf  

* Công thức câu bị  động:  S +be+ made + to + V-inf

* Ví dụ minh họa:

They make me make tea.

Câu bị động: I am made to make tea.

b. Với động từ LET

* Công thức chủ động: S + let + sb + V-inf  

* Khi chuyển sang câu bị động, bạn có thể sử dụng 1 trong 2 công thức sau:

let + sb/st + be + P2 hoặc be allowed to V-inf 

* Ví dụ minh họa:

Câu chủ động: They don’t let us beat their dog.

Câu bị động:

Cách 1: They don’t let their dog be beaten

Cách 2: We are not allowed to beat their dog.

7. Bị động của các động từ tri giác trong tiếng Anh

Khi học tiếng Anh, bạn sẽ thường gặp các động từ tri giác (Vp — verb of perception ) quen thuộc sau: see, watch, notice, hear, look…

Có 2 trường hợp mà các bạn học sinh cần lưu ý khi sử dụng các động từ này. Cụ thể như sau:

a. Trường hợp 1: khi Ai đó chứng kiến người khác làm gì và chỉ thấy 1 phần của hành động hoặc 1 hành động đang diễn ra bị 1 hành động khác xen vào.

* Cấu trúc chủ động: S + Vp + sb + V-ing

* Cấu trúc bị động: S + be + P2(of Vp) + V-ing

* Ví dụ minh họa: We saw her overhearing us

Câu bị động: She was seen overhearing us.

b. Trường hợp 2: Ai đó chứng kiến người khác làm gì từ đầu đến cuối

* Cấu trúc chủ động: S + Vp + sb + V

* Cấu trúc bị động: S + be + P2(of Vp) + to +V-inf

* Lưu ý:  Riêng các động từ: feel, find, catch thì chỉ sử dụng công thức ở trường hợp 1.

Trên đây là những trường hợp đặc biệt của câu bị động trong tiếng Anh mà các bạn học sinh sẽ thường gặp nhất trong quá trình học ngữ pháp tiếng Anh. Hãy nắm thật vững lý thuyết và làm thật nhiều bài tập liên quan để ghi nhớ tốt hơn phần kiến thức tiếng Anh quan trọng này nhé các bạn.

Tiếp tục theo dõi websitefanpage BIS để cập nhật nhiều những bài tổng hợp kiến thức tiếng Anh mới nhé.

——————————————————–

TRUNG TÂM DẠY KÈM TIẾNG ANH BIS

Chương trình dạy kèm tiếng Anh tích hợp dành cho học viên từ 3-16 tuổi.

Địa chỉ:

*** BIS1: 126 Trương Định, P. Trần Phú, Tp. Quảng Ngãi

*** BIS2: 235 Nguyễn Công Phương, P Nghĩa Lộ, Tp. Quảng Ngãi

Điện thoại:

*** BIS1: 0255 222 55 99

*** BIS2: 0255 222 58 99

Facebook: https://www.facebook.com/BISdaykemAnhngu/

Youtube:   https://www.youtube.com/channel/UCs4I2KW3dSRWvbAiR1j0MHg

Group:      https://www.facebook.com/groups/gocchameanhngubis/

Leave Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *