Quy tắc để làm bài tập ngữ âm tiếng Anh dễ dàng - Dạy kèm tiếng Anh BIS <

QUY TẮC ĐỂ LÀM BÀI TẬP NGỮ ÂM TIẾNG ANH DỄ DÀNG

Phần thi ngữ âm tiếng Anh là một phần thi khá quan thuộc với các bạn học sinh. Bởi vì hầu hết các bài thi đều có phần này. Và có khá nhiều học sinh thường bị mất điểm ở phần này. Vậy làm thế nào để học sinh có thể làm tốt bài tập ngữ âm tiếng Anh?

Khi học tiếng Anh cấp 2, các bạn học sinh sẽ phải làm quen với dạng bài thi ngữ âm tiếng Anh. Đây là một dạng bài khá khó. Để làm tốt dạng bài tập này, các bạn học sinh cần nắm vững quy tắc ngữ âm và trọng âm tiếng Anh sau đây.

1. Quy tắc phát âm tiếng Anh

a. Cách phát âm của một số nguyên âm và phụ âm

– Hầu hết các chữ được viết dưới dạng “ee” (meet), “ea” (meat), “e-e” (scene) đều được phát âm thành /i:/.

Trường hợp “e” (me), “ie” (piece) cũng được phát âm như trên nhưng không nhiều.

– Chữ “e” (men) hay “ea” (death), “ie” (friend), “a” (many), “ai” (said) được phát âm là /e/.

– Hầu hết các chữ được viết là “ar”, “al” thì được phát âm là /a:/.

Chữ “a” trong ask, path, aunt cũng được phát âm là /a:/.

Các chữ viết là “ear”, “ere”, “are”, “air”, thì được phát âm là /eə/ (ngoài heart được phát âm là /ha: t/).

– Các chữ được viết là “a-e” (mate), “ay” (say), “ey” (grey), “ei” (eight), “ai” (wait), “ea” (great) thì khi phát âm sẽ là /ei/.

– Các chữ được viết là “a” thì phát âm sẽ là /æ/ (Trừ trường hợp sau a có r – sau r không phải là một nguyên âm).

Tuy nhiên chữ “a” trong ask, path, aunt lại được phát âm là /a:/.

– Hầu hết các chữ được viết là “er” hoặc nguyên âm trong các âm tiết không có trọng âm thì được phát âm thành /ə:/ teacher, owner…

– Chữ “u” trong tiếng Anh có 3 cách phát âm:

  • Phát âm là /u:/ khi đứng sau /j/ (June)

  • Phát âm là /ʊ/ hoặc /ʌ/ trong các cách viết khác như full, sun.

  • Khi từ có 2 chữ “oo” viết cạnh nhau thì hầu hết sẽ được phát âm thành /u:/ trừ các trường hợp âm cuối là “k”: book, look, cook…

Phần thi trọng âm và ngữ âm tiếng Anh trong đề thi

b. Cách phát âm “-ed”

– Phát âm là /t/ nếu động từ kết thúc bằng: /p, k, f, s, sh, ch, gh/

Ví dụ: jump, cook, cough, kiss, wash, watch…

– Phát âm là /id/ nếu động từ kết thúc bằng /d/ hoặc /t/

Ví dụ: wait, add…

– Phát âm là /d/ khi động từ kết thúc bằng: /b, g, v, d, th, z, j, m, n, ng, l, r/ và tất cả các âm hữu thanh.

Ví dụ: rub, drag, love, bathe, use, massage, charge, name, learn…

Ngoại lệ: 1 số từ kết thúc bằng -ed dùng làm tính từ được phát âm là /id/:

Ví dụ: aged, blessed, crooked, dogged, learned, nakedragged, wicked, wretched

c. Cách phát âm “-s / -es” sau động từ chia ở ngôi thứ ba số ít trong thì HTĐ hoặc danh từ số nhiều

– Nếu từ kết thúc bằng -s, -ss, -ch, -sh, – x, -z (hoặc -ze), -o, -ge, -ce thì ta phát âm là /iz/.

VD: changes; practices (cách viết khác là: practise – phát âm tương tự); buzzes; recognizes

– Nếu từ kết thúc bằng -p,-k,- t,- f thì phát âm là /s/

VD: cooks; stops…

– Những từ còn lại phát âm là /z/

VD: plays; stands

Chú ý: Ở đây âm cuối cùng trong phiên âm mới là quan trọng chứ không phải là chữ cái kết thúc.

VD: Với từ “laugh” kết thúc bằng phụ âm “gh” nhưng lại được phiên âm là /la:f/ – có kết thúc bằng /f/ nên khi thêm “s” ta đọc là /s/ chứ không phải là /z/.

Tương tự với từ “cough”

2. Quy tắc nhấn trọng âm tiếng Anh

Quy tắc nhấn trọng âm tiếng Anh

Có một số qui tắc đánh dấu trọng âm mà các bạn học sinh cấp 2 cần chú ý như sau:

a. Động từ có 2 âm tiết: trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2

Ví dụ: En’joy, co’llect, es’cape, de’story, en’joy re’peat…

Ngoại trừ: ‘offer, ‘happen, ‘answer, ‘enter, ‘listen, ‘open, ‘finish, ‘study, ‘follow, ‘narrow…

b. Danh từ + tính từ có 2 âm tiết: trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất

Ví dụ: ‘mountain, ‘evening, ‘butcher, ‘carpet, ‘busy, ‘pretty, ‘handsome…

Ngoại trừ:   ma’chine, mis’take, a’lone, a’sleep…

c. Danh từ ghép thư­ờng có trọng âm chính nhấn vào âm tiết thứ nhất

Ví dụ: ‘raincoat, ‘tea- cup, ‘film- maker, ‘shorthand, ‘bookshop, ‘footpath…

d. Các từ tận cùng là đuôi: -ic, -ics, – ian, -tion, -sion thì trọng âm nhấn vào âm thứ 2 từ cuối lên.

Ví dụ: ‘graphic, sta’tistics, mathema’tician, conver’sation, scien’tific, dic’tation, pre’cision

e. Các tiền tố trong tiếng Anh (ví dụ như un-, il-, dis-, in-…) không bao giờ có trọng âm mà thường trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.

Ví dụ: un’able, il’legal, mis’take, un’usual, dis’like, in’definite, re’flect

Trên đây là những quy tắc ngữ âm tiếng Anh cơ bản nhất cho các bạn học sinh cấp 2. Những quy tắc này sẽ giúp các bạn vượt qua phần thi ngữ âm dễ dàng hơn. Tuy nhiên những quy tắc trên không phải là tất cả. Vẫn còn rất nhiều những quy tắc khác, Anh ngữ BIS sẽ chia sẻ đến các bạn học viên trong những bài viết tiếp theo. Các bạn học sinh cấp 2 cùng đón đọc nhé.

——————————————————–

TRUNG TÂM DẠY KÈM TIẾNG ANH BIS

Chương trình dạy kèm tiếng Anh tích hợp dành cho học viên từ 3-16 tuổi.

Địa chỉ: 126 Trương Định, Tp. Quảng Ngãi

Điện thoại: 0255 222 55 99

Facebook: https://www.facebook.com/BISdaykemAnhngu/

Leave Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *